Ngày 29/6, đoàn kiểm tra của Cục Bảo trợ Xã hội - Bộ Lao động Thương binh Xã hội do ông Phạm Đại Đồng dẫn đầu đã đến tìm hiểu việc "nhà Hạnh Phúc" bị UBND xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP HCM) ra quyết định ngưng hoạt động.
Sau khi nghe báo cáo từ các đơn vị liên quan, vị đại diện Bộ Lao động đã thăm nơi ăn, chốn ở của hơn 30 trẻ tại mái ấm. "Quan điểm của Bộ vẫn mong chính quyền địa phương tìm giải pháp tốt nhất cho các cháu sinh hoạt, được đi học. Bộ trưởng cũng gởi công văn yêu cầu UBND TP HCM sớm giải quyết vụ việc theo hướng bảo vệ quyền lợi các bé", ông Đồng nói.
Hầu hết trẻ ở nhà Hạnh Phúc trước đây mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Ảnh: Duy Trần
Trước đó, tháng 11/2013, UBND xã Bình Hưng kiểm tra cơ sở Hạnh Phúc do bà Ngô Thị Kim Vân (49 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hoàng (45 tuổi) làm chủ. Đoàn phát hiện cơ sở không giấy phép nên yêu cầu ngưng hoạt động trong 7 ngày. Sau đó, bà Vân có đơn xin gia hạn giải tán đến 31/5/2015 và được UBND xã đồng ý. Ngày 3/6, chính quyền xã tiếp tục kiểm tra và yêu cầu cơ sở trả các bé về gia đình hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ, hạn cuối là 15/6.
Nói về lý do đóng cửa Hạnh Phúc, UBND xã Bình Hưng cho rằng, theo nghị định 68 và 81 của chính phủ cũng như chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, những cơ sở chưa có giấy phép, không đủ điều kiện phải dừng hoạt động. Cụ thể tại nhà Hạnh Phúc, diện tích hiện nay chỉ hơn 200 m2 cho hơn 30 trẻ trong khi theo quy định, cở sở bảo trợ ở nông thôn phải đạt 30 m2 một người.
Quy định cũng nêu rõ, các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 người trở lên phải có khu nhà ở, khu bếp, nơi vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, đường đi nội bộ... trong khi nhà Hạnh Phúc không đáp ứng được.
Chia sẻ với đoàn kiểm tra, chị Vân cho biết, khi nhận được thông báo của UBND xã, chị gọi điện về gia đình các bé ở Tiền Giang, Long An… lên đón nhưng họ khóc bởi mang về nhà không đủ điều kiện chăm sóc. Chủ mái ấm Hạnh Phúc đề xuất xin địa phương thêm một năm tìm địa điểm mới.
"Căn nhà nằm trên đất dự án được đền bù hơn 1,3 tỷ, tôi định dùng số tiền này sang nơi khác mua đất xây nhà tiếp tục nuôi dưỡng các cháu nhưng thú thật số tiền này vẫn chưa đủ…", chị Vân chia sẻ.
Nhà Hạnh Phúc nằm nép mình trong xóm trọ nghèo Cty Treo Băng Rôn Uy Tín xin giay phep treo bang ron Treo Băng Rôn In Băng Rôn ở ngoại ô Sài Gòn. Căn nhà cấp 4 rộng khoảng 200 m2 của vợ chồng chị Vân nhiều năm nay luôn ồn ào, náo nhiệt bởi đám trẻ.
Sinh ra không biết mặt cha mẹ, được vợ chồng người nhặt ve chai mang về nuôi, tuổi thơ của Nguyễn Thị Minh Thương (14 tuổi) là chuỗi ngày lang thang theo họ nhặt ve chai. Cha mẹ nuôi bệnh nặng không chăm nổi, Thương được đưa đến "nhà Hạnh Phúc" 8 năm trước. Hiện em được chị Vân làm giấy khai sinh và đang theo học lớp 8. Ngoài việc phụ giúp mẹ Vân chăm các em, Thương còn được thầy giáo người Hàn Quốc đến dạy đàn piano, được học tiếng Anh.
"Mẹ Vân như mẹ ruột, mọi người sống với nhau như gia đình nên khi nghe tin giải tán con buồn lắm. Con nghĩ tình yêu thương, lòng nhân ái của con người không cần phải xin giấy phép", Thương nói.
Hơn 30 trẻ ở nhà Hạnh Phúc xem nhau như anh em ruột thịt. Ảnh: Duy Trần
Hiện nguồn kinh phí để duy trì mái ấm từ 28-30 triệu đồng một tháng. Số tiền này do gia đình, bạn bè và các nhà hảo tâm Dịch vụ In Băng Rôn, In Hiflex , In PP giá rẻ - lấy liền tại tphcm treo bang ron In PP Giá Rẻ Chất Lượng Cao, Máy Nhật - Lấy Liền tài trợ. Ngoài ra, chợ đầu mối gần đó Công ty in ấn chất lượng, giá rẻ và uy tín nhất TP HCM in hiflex In băng rôn, in hiflex, in pp giá rẻ tại tphcm - in pp 40.000đ cung cấp một phần thức ăn cho các em.
Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM cho rằng, việc ra quyết định dừng hoạt động nhà Hạnh Phúc do UBND xã Bình Hưng và huyện Bình Chánh, Sở sẽ theo dõi sát sao. Hiện TP HCM có 16 cơ sở bảo trợ xã hội công lập, 53 cơ sở tư nhân (32 cơ sở được cấp phép). Thời gian gần đây, nhiều vi phạm xảy ra nên đơn vị đang siết chặt quản lý.
Vị đại diện cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐTB&XH, UBND TP rà soát, kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở nào không đảm bảo đủ điều kiện thì dừng hoạt động. Tuy nhiên, lĩnh vực bảo trợ xã hội rất nhạy cảm nên lưu ý khi kiểm tra cần cân nhắc để tránh gây tổn thương tâm lý cho trẻ.
Duy Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét